Người ta nói thường nói “sai một ly đi một dặm” quả là không sai, nhất là đối với nghề làm thủ công đồ da handmade, đặc biệt trong kỹ thuật đục lỗ, để có được một đường khâu thẳng tắp và đẹp hay không, nó phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật đục lỗ của người nghệ nhân.

1. Kỹ thuật đục da: 

Bước 1: Định hình đường đục

Sử dụng công cụ hỗ trợ là cây ke viền, để tạo được đường thẳng góc đều, và đẹp. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế dụng cụ đó bằng Compa, bằng cách đo 2 đầu Compa cách nhau một khoảng cách bạn mong muốn, định hình 1 đầu cạnh viền và kéo thẳng, cạnh còn lại sẽ tạo thành đường rãnh mờ.

Bước 2: Tiến hành đục

Sử dụng dụng cụ đục để đục lỗ, trên đường kẻ đã định sẵn ở bước 1. Trong quá trình đục, cần lưu ý phải giữ đục luôn thẳng, vuông góc với tấm da và thẳng hàng, tránh trường hợp mắc lỗi đục bị nghiêng, điều này dẫn đến các vết đục đằng sau cũng bị nghiêng theo, hậu quả để lại là một đường khâu bị cong, không thẳng hàng, ảnh hưởng rất lớn tới độ hoàn thiện tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Ngoài ra trong quá trình thao tác đục, người đục cần chú ý quan sát kỹ khoảng cách giữa các răng đã đều, và thẳng hàng hay chưa để điều chỉnh lại, và nên đục bám sát vào các đường ke, điều này sẽ giúp đường chỉ khâu được ngay ngắn và đẹp hơn.

2. Một số thông tin khác:

 – Thông thường số răng trên đục là 1 2 4 6. Đục càng nhiều răng càng tiết kiệm được thời gian làm việc.

 – Đục có nhiều loại như đục tròn, đục xiên, đục trám. Bước đục thì có nhiều size như 2.7 mm, 3 mm, 3.38 mm. 3.85 mm, 4 mm, tùy theo sở thích của các bạn để lựa chọn chọn một loại đục phù hợp cho mình.

 – Đục da cơ bản là các dòng đục trám thông dụng, các mũi đục có dạng quả trám và xiên chéo đều. Với các bạn mới bắt đầu làm da đây là cây đục phù hợp nhất mà ai cũng nên sở hữu. Đục dạng này dễ xâu, tuy nhiên vẫn tạo da được hiệu ứng đường chỉ xiên như dòng đục xiên chuyên nghiệp.