1. Dụng cụ cần chuẩn bị:

Gọt viền cạnh.
Cây gỗ đánh cạnh
Giấy nhám
Gum đánh cạnh

2. Các loại da phù hợp:

Không phải tất cả các loại da đều phù hợp sử dụng phương pháp đánh cạnh da này, Chỉ sử dụng với một số dòng da gốc mộc, da Vegtan, Da sáp hay Vachetta.

3. Hướng dẫn đánh cạnh.

Sau khi khâu hoàn thiện các mép cạnh của đồ da chúng ta cần xử lý đánh cạnh, việc đánh cạnh có tác dụng làm mềm cạnh và bóng cạnh.

Phương pháp đánh cạnh da có ưu điểm là chỉ tác động vào cạnh thật của da chứ không sơn phủ nên khi sử dụng sẽ không có hiện tượng bong tróc hay nứt do sơn thoái hoá. Và các sản phẩm đánh cạnh càng sử dụng cạnh da được trà sát nhiều càng bóng và thẩm mỹ.

Bước 1: Gọt viền

Sử dụng Tools gọt viền gọt vát 2 cạnh của cạnh da cho các góc cắt được mềm và hơi có xu hướng bo tròn nhẹ.

Việc xử lý gọt viền sẽ giúp làm mềm và dễ bo tròn cạnh da khi đánh cạnh, có thể sử dụng cây gọt viền chuôi gỗ hoặc cây gọt viền mini để làm thao tác này


Bước 2: Đánh mịn cạnh bằng giấy nhám

Sử dụng giấy nhám mịn để đánh mịn cạnh da, lưu ý đánh cạnh theo hướng bo tròn để cạnh đều và đẹp sau khi hoàn thiện.

Bước này rất quan trọng nếu đánh mịn và bo tròn cạnh đẹp trước thì sản phẩm cuối cùng sẽ có mức độ hoàn thiện tốt nhất.


Bước 3: Bôi Gum đánh cạnh và sử dụng cây gỗ để đánh cạnh.

Bôi Gum đánh cạnh, Dòng gum không hại da tay nên có thể bôi trực tiếp bằng tay. Gum là hoá chất đánh bóng chuyên dụng để xử lý cạnh da handmade.

Sử dụng cây gỗ đánh cạnh, lựa chọn khe đánh phù hợp với độ dày của cạnh da và đánh qua lại với tốc độ nhanh trong 15-20s. Nếu cạnh đã tròn và bóng nghĩa là đã thành công nếu chưa ưng ý có thể thêm gum và tiếp tục đánh tới khi đạt yêu cầu.