Khâu thủ công trong kỹ thuật đóng giày, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng, cũng như tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Để các quý ông có thể hiểu hơn về kỹ thuật khâu này, Gentleman sẽ giới thiệu qua các phương pháp khâu thủ công, thường được áp dụng trong việc đóng giày ngày nay.



1. Phương pháp khâu giày Raised Lake

John Lobb (St James) và phần nhiều các nhà đóng giày lâu đời ở Anh quốc gọi cái apron là Lake (Việt Nam hay gọi là mocca). Do đó, kỹ thuật khâu tạo nên cái “Lake” họ gọi là “Raised Lake”. Đường chỉ sẽ đâm xuyên qua toàn bộ lớp da, vào một lỗ rồi ra một lỗ đối diện. Kết quả cho ra một phần da nhúm lên. Hiện nay, người ta đã phát minh ra một cái máy hai kim, có khả năng làm apron này. Kiểu này thường thấy trên các giày Loafers, hoặc Moc toe.( Hình 2)

2. Phương pháp khâu Reverse stitch (Flat seam without seam)

Giống Raised Lake nhưng thay vì đâm xuyên qua da, thì với phương pháp khâu giày này, chỉ sẽ đâm vào cật trong của da rồi ra ngoài. Apron sẽ “xiết” hơn chứ không nhúm nhiều lên như Raised Lake. Có thể dùng mặt trên (Hình 03) hoặc mặt dưới (Hình 04) của đường chỉ này. Đường chỉ này chỉ tay mới làm được.

Hai kiểu trên là “đường chỉ trang trí”, không hề nối 2 miếng da lại với nhau.


3. Phương pháp Stabbed stitch (Raised Lake with different leathers)

Áp dụng cho các kiểu Apron phải là miếng rời, hoặc phối 2 da. Đây là cách để có Apron dựng lên như Raised Lake khi dùng Apron rời. Hai mép da sẽ được kề lại với nhau, đường chỉ sẽ xuyên thẳng hoàn toàn từ mép da này sang mép da kia. Về bản chất, đây là đường chỉ bình thường, máy cũng làm được, chỉ là kim đâm từ miếng da này sang miếng da kia. Tuy nhiên, không kê máy vào mà khâu được nên phải dùng tay để khâu Apron kiểu này như đôi Crockett Jones Balfour (Hình 05).


4. Phương pháp Round closing (Round stitch/ Split and hold Flat seam/ Butt seaming)

Kỹ thuật này khá khó. Hai cạnh da sẽ được kê kế nhau. Đường chỉ sẽ xuyên từ mặt trên của da (tấm da số 01), luồn vào cật của da, rồi đi ra từ cạnh da. Đường chỉ sẽ đi “đường hầm” trong cật của 2 miếng da và đi ra khỏi mặt trên của da (tấm da số 2). Kỹ thuật Reverse stitch giống lý thuyết với round closing, khác là round closing kết hai miếng da lại với nhau chứ không đi trang trí. Có thể dùng mặt trên hoặc mặt dưới. (Hình 06 – Apron của JM Weston Chasse với apron là mặt trên của đường chỉ) & (Hình 07 – Split toe của Edward Green Dover là mặt dưới của đường chỉ)

5. Phương pháp Split and lift (Pie crust)

Đây cũng là kỹ thuật khâu tay hai miếng da. Miếng da số 1 sẽ đi chỉ từ mặt trên vào cật, đường chỉ sẽ đi ra khỏi cạnh như round closing. Nhưng đường chỉ sẽ đâm thẳng vào miếng da (số 2), xuyên qua toàn bộ da như hình đôi Edward Green Dover (Hình 08).

Split and lift và round closing là các kỹ thuật khâu da bắt nguồn từ làm bốt cưỡi ngựa ở Anh Quốc. Các kỹ thuật khâu này giúp xử lý các vấn đề như sau: khâu hai phần da với độ dày không đều nhau (vamp và leg piece); ẩn chỉ ở các phần của bốt hay chà vào bàn đạp (stirrup), tránh chỉ bị toác do va chạm.

Skin stitch là một từ phổ biến dùng bởi các nhà sản xuất để chỉ chung các kỹ thuật round closing, split and lift, reverse stitch. Chắc họ gọi vậy là vì nó luồn vào trong da.

Bài viết có sự tham khảo, đóng ghóp từ cộng đồng giày da thủ công Việt Nam.

—————

GENTLEMAN – LEATHER FOR MAN

Chất lượng tạo dựng thương hiệu.

Hotline: 091.829.3333 hoặc 097398980

Web: gentleman70.com

Showroom & Workshop: 311 – Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội